TRAN XUAN AN - PCDT NGUYEN VAN TUONG (tap II B)

Tuesday, December 13, 2005

PHỤ CHÍNH ĐẠI THẦN NGUYỄN VĂN TƯỜNG (tập II B 8)

Tệp 8 - Tập II Blog B
(PHÂN ĐOẠN 8, TRUYỆN KÍ THỨ 7)

Sẽ đăng trên Tạp chí điện tử Giao Điểm
số tháng 12-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_txa-ky-content.htm


TRẦN XUÂN AN

CƯỠNG ƯỚC “HỮU NGHỊ”
VÀ CƯỠNG ƯỚC THƯƠNG MẠI,
GIÁP TUẤT 1874


Truyện kí thứ bảy
(phân đoạn 8)


19

Thượng thư Nguyễn Văn Tường có dịp được trầm ngâm ngồi đọc lại và suy ngẫm những gì ông đã làm, đã viết trong những ngày tháng qua. Đó là những ngày tháng dầu sôi lửa bỏng, bùng nổ những mâu thuẫn gay gắt của thời đại và của Tổ quốc. Đó cũng là bước ngoặt lịch sử bi tráng và bi phẫn. Bước ngoặt ấy diễn ra từ lúc Jean Dupuis bắt đầu gây rối, khích biến để tạo cớ cho thực dân Pháp ép ta ngồi vào bàn “hoà” nghị, và bởi sứ bộ không chịu “hoà” một cách thua thiệt, nhục nhã, nên chúng đẩy nhanh và mạnh âm mưu xâm lược Bắc Kì, những tưởng có thể nuốt trọng được cả hai đầu Đất nước Đại Nam.
Thượng thư Nguyễn Văn Tường còn nhớ, nhớ như nhớ một tâm niệm, vào tháng ba nguyệt lịch, năm Tự Đức thứ hai mươi mốt, Mậu thìn (1868), với tư cách bồi sứ, nhân vật thứ ba của sứ bộ hồi ấy, ông đã viết bản sớ, thay mặt cả chánh sứ Nguyễn Văn Phong, phó sứ Phan Đình Bình, để bác bỏ yêu cầu của Pháp và của Nguyễn Trường Tộ, đại diện của cánh Thiên Chúa giáo do tên cố đạo thực dân Gauthier cầm đầu, về việc đàm phán “hoà” nghị. Ông kiên quyết không rơi vào mưu kế xảo trá của chúng để phải kí kết “hoà” ước mới, xoá bỏ “hoà” ước Nhâm tuất 1862, hợp thức hoá chủ quyền cho Pháp và “tả đạo” trên cả ba tỉnh Miền tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên, chúng bức chiếm từ năm 1867!), hoàn toàn chấp nhận lục tỉnh Nam Kì thành thuộc địa của chúng. Bấy giờ, từ năm Phan Thanh Giản, Lâm Duy Thiếp kí kết, ông cũng đã nhận ra, chính “hoà” ước Nhâm tuất 1862 ấy, một khi đã chấp nhận mất vào tay Pháp ba tỉnh Miền đông (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường), cũng đã chấp nhận bị thất thế về quân sự, và chắc chắn Pháp sẽ rất thuận lợi để chiếm nốt ba tỉnh Miền tây! Tại sao khi đàm phán “hoà” ước Nhâm tuất 1862, Pháp không chịu chiếm ba tỉnh Miền tây mà đòi cho được ba tỉnh Miền đông? Bởi không ai không biết, Pháp đã mưu toan chiếm gọn cả sáu tỉnh Nam Kì! Chấp nhận mất ba tỉnh Miền đông, vô hình trung mà hiển nhiên chấp nhận mất luôn sáu tỉnh! Ba tỉnh Miền tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) bị cách bức, bị kẹp giữa ba tỉnh Miền đông (thuộc địa của Pháp) và Cao Mên (bấy giờ sắp rơi vào tay Pháp), quân binh Đại Nam ta làm sao tiếp viện để chiến đấu!
Từ năm Nhâm tuất (1862) đến khi Jean Dupuis (1872), rồi Françis Garnier (1873) gây rối, khích biến ở Bắc Kì, Pháp và “tả đạo” đã rất nhiều lần cử sứ giả ra Huế để yêu cầu triều đình chính thức hoá việc giao nhượng, kể cả khi chúng đã chiếm cứ nốt, và Phan Thanh Giản tự sát (1867)!
Việc Hà Nội thất thủ, danh tướng Nguyễn Tri Phương bị thương, bị bắt và tuẫn tiết, phò mã Nguyễn Lâm tử trận, cùng ba tỉnh khác, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, nối nhau thất thủ, quả thật, đã khắc vào gan ruột mọi người yêu nước một nỗi đau và niềm uất hận khôn nguôi. Pháp cũng không ngờ chúng có hậu thuẫn “tả đạo” và “phù Lê” đông đảo đến thế!? Một vạn hai (12.000) tên “lính bản xứ” và hàng trăm tên ngụy tặc khác, cỡ như tên ngụy tổng đốc thợ rèn tên Trương! Do đó, bốn tỉnh Bắc Kì trọng yếu nhất thất thủ, đâu chỉ do vài trăm tên lính viễn chinh mắt xanh mũi lõ, mà do lực lượng phản quốc ấy! Tất nhiên hoả lực và sức công phá của vũ khí bọn Pháp xâm lược cũng đáng kể! Chính Jean Dupuis cũng thú nhận là Hà Nội thất thủ, một phần đáng kể, rất quan trọng, là do lực lượng nội ứng “phù Lê” (trong đó có “tả đạo”, vốn mượn chiêu bài mị dân này) (229)!
Cuộc nội chiến lương – giáo Nam Đàng Ngoài, chủ yếu ở Nghệ – Tĩnh, vô hình trung, cũng đã là một động lực khá dữ dội, đẩy triều đình vào thế nguy khốn, đồng thời đặt Pháp và “tả đạo” vào thế không thể không thoả hiệp với triều Nguyễn. Do đó thương ước Giáp tuất 1874 phải lập tức được kí kết! Hai lãnh tụ cuộc khởi nghĩa văn thân Nghệ – Tĩnh, Trần Tấn và Đặng Như Mai, hẳn không ngờ đến hậu quả đó!
Sự thể đã như thế, còn cách nào khác, nên triều đình dưới quyền định đoạt của vua Tự Đức, và cũng dưới quyền thiên tử ấy, sứ bộ, trong đó Nguyễn Văn Tường là phó sứ, đành phải chấp nhận cưỡng ước “hữu nghị” và thương ước Giáp tuất 1874! Ông và chánh sứ Lê Tuấn, tham biện Nguyễn Tăng Doãn đã đấu tranh kiên trì, đấu tranh quyết liệt và nhẫn nại, nhưng cũng chỉ đạt đến mức thế đó. Chiến tranh ngoại xâm, Pháp và bọn giặc Cờ, cộng với nội phản, Hán gian (Hoa kiều…) và Việt gian (“tả đạo”, “phù Lê”, thổ phỉ, hải tặc…), lại cộng với cuộc nội chiến lương – giáo Nghệ – Tĩnh chính là bối cảnh xám xịt và chói rực máu lửa của hai cưỡng ước “hữu nghị” và thương mại Giáp tuất 1874!
Vua Tự Đức, đình thần, hoàng tộc đánh giá là sứ bộ, đặc biệt là phó sứ Nguyễn Văn Tường, rất có công lao trong những tháng ngày dầu sôi lửa bỏng và bùng nổ xung đột, thù trong giặc ngoài ấy. Thượng thư Bộ Lại kiêm quản Quốc tử giám, Cơ mật viện đại thần Nguyễn Tư Giản ca ngợi thành công của Nguyễn Văn Tường trong việc đàm phán và thu hồi bốn tỉnh Bắc Kì, đến mức đề nghị vua Tự Đức ghi khắc vào đĩnh đồng, vào nhà đại lịch, để lưu lại nghìn sau (230), trong bài “Biểu mừng ngày giảng hoà lấy lại bốn tỉnh” ! Nguyễn Văn Tường được nhà vua phong đến bá tước với danh hiệu Kì Vĩ! Phạm Phú Thứ, thượng thư Bộ Hộ, đồng kiêm quản Quốc tử giám, Cơ mật viện đại thần, trong ngày chia tay, ra Bắc Kì làm tổng đốc Hải – Yên kiêm tổng lí thương chính đại thần (tương đương với Hoàng Tá Viêm trên mặt trận quân sự), có làm một bài thơ tặng Kì Vĩ bá Nguyễn Văn Tường. Ra đến đất Bắc, Phạm Phú Thứ mới gửi vào tặng ông. Ông cũng vừa mới nhận được.

Bắc hành chu quá Bao Vinh Kì Vĩ bá biệt nghiệp, thích tuyên phong lễ thành, thư hạ nhân tự biệt - Nguyễn bá, húy Văn Tường, tiền sung toàn quyền đại thần, đồng Dương phái vãng Bắc kì, nhận hồi tứ tỉnh

Bang quốc chung xương vận
Giang sơn xuất vĩ nhân
Kinh trần bài đại nạn
Mĩ dự bá chư lân
Thế thưởng luận công mậu
Dương sinh sức hỉ tân
Phương thành xuân sắc cận
Yến tập cựu tình chân
Lang miếu trù duy thiết
Giang hồ ngụ mị tần
Du nhiên chinh lỗ ý
Mai nguyệt trầm hà tân.

PHẠM PHÚ THỨ (231)

Thuyền đi ra Bắc Kì, ngang qua vườn nhà riêng của Kì Vĩ bá ở Bao Vinh, vừa gặp lễ tuyên phong xong, viết thư mừng, nhân kể nỗi biệt li
- bá tước Nguyễn, tên húy là Văn Tường, trước đó sung chức toàn quyền đại thần, cùng phái viên Tây dương (Pháp) đi Bắc Kì nhận lại bốn tỉnh

Vận nước thật tốt lành
Núi sông hiện vĩ nhân
Bụi chiến! Trừ tai họa!
Danh người thơm lân bang
Đời luận khen công lớn
Khí dương nỗi vui tràn
Sắc xuân quanh thành ngát
Bạn cũ tiệc ân cần
Triều miếu việc chu tất
Thuyền ta trôi trường giang
Càng xa thêm rộng ý
Cành mai chìm ánh trăng (231).

Đất nước vun nên vận sáng
Núi sông xuất hiện vĩ nhân
Đời lo xua từng nạn lớn
Tiếng tốt vang các lân bang
Nhân gian luận khen công đẹp
Khí dương vui thắp chồi xuân
Danh thơm thành mùa thắm thiết
Tiệc nồng họp tình thật thân
Kế nghĩ triều đình sâu khắc
Giấc trọ giang hồ vội tàn
Ý mái chèo xa, rong ruổi
Bờ sông mai nở chìm trăng
.

Thú thật, thượng thư Nguyễn Văn Tường rất cảm tạ tấm lòng tổng đốc, tổng lí thương chính Phạm Phú Thứ. Đó là bài thơ của Phạm Phú Thứ viết để ca ngợi ông về chiến công ngoại giao, đàm phán trong mười sáu tháng vừa qua, trong chức năng phó sứ rồi chánh sứ sứ bộ. Tuy nhiên, với Nguyễn Văn Tường, ông đã tự chế giễu: "bởi kẻ bề tôi bất tài, nên mới giảng nói việc chiến hòa của ba nước; chỉ nhà vua với mệnh lệnh sẵn có, cam đành dằn xóc chốn núi biển bảy năm [1868 – 1874]" (dĩ thần bất tài, giảng thuyết chiến hoà tam quốc sự; duy quân sở mệnh, khi khu sơn hải thất niên gian) (232) . Chính câu đối ấy ông tự viết và tự treo trong gian giữa của ngôi nhà mình, như một minh định: chiến, mới là tiên quyết và hậu quyết! Ông khẳng định với mọi người và với chính mình, khi giặc xâm lược, chân lí giản dị nhất và đúng đắn nhất là chiến, phải chiến đấu để đuổi cổ bọn xâm lược ấy. Chỉ vì những kẻ bề tôi như chính ông bất tài, mới phải vất vả, nhẫn nại, đấu dịu giảng “hoà” với chúng, bọn ngoại xâm ấy. Đó là giặc Pháp, Y Pha Nho cùng các nước Âu Mỹ khác và bọn cố đạo thực dân đội lốt tôn giáo, một tôn giáo bị xuyên tạc thành “tả đạo” để phục vụ cho âm mưu xâm lược, nô dịch, kể cả bọn Tàu bất nhân bất nghĩa… “Hoà”, thực chất là chịu nhân nhượng, phải cắt đất, chia dân, phải cam đành cắn răng chấp nhận các điều khoản bất bình đẳng với các cưỡng ước rất đáng bi phẫn! Và nói một cách khái quát, giản lược, “tam quốc sự” vẫn là việc ba nước, chủ yếu là “nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa” (233) !
Thượng thư Nguyễn Văn Tường dù được công nhận là vĩ nhân, kì vĩ, tài trí, giỏi ứng đối và rành rõi trong giao thiệp, vẫn thật lòng tự thâm tâm ông, ông không chấp nhận một "hòa" ước, thực chất là nhượng ước, hàng ước nào cả, nên lời khen của Phạm Phú Thứ chỉ đúng ở một phần nào. May chăng, ông tự nhủ, đó là năng lực cá nhân trong việc vận dụng sắc lệnh của nhà vua mà bất kì kẻ bề tôi nào cũng không dám kháng chỉ.
Và chính kẻ thù, dẫu rất căm thù ông, về sau cũng đã thừa nhận “chẳng mấy chốc [Philastre] dần dần chịu ảnh hưởng của ông bộ trưởng đối ngoại [đúng ra là chánh sứ], và nhất là ông Nguyễn Văn Tường trong khi ông Philastre làm phiên dịch chính thức ở Sài Gòn cho ông Tường và ông Tường là phó lãnh sự [đúng ra là phó sứ] […] Bản thân ông Philastre, như ông đã nhiều lần bày tỏ lúc còn ở Bắc Kì, là thật tình ông không tán thành về ý kiến đặt nền bảo hộ Pháp ở Đông Dương. Ông cho đó là nguồn gốc của một thất bại và tai hại. Nước An Nam, theo ý ông, không cần đến sự giúp đỡ tốt [!] của chúng ta và đây là một tội ác về vi phạm nhân đạo, bóp chết một nền văn hóa lâu đời và đáng trọng này. Tôi không trách ông Philastre về những sự mến chuộng của ông đối với nền văn minh này và tôi xin nghiêng mình cảm phục về tính năng động và trình độ hiểu biết của ông; nhưng tôi cũng nghĩ rằng tốt hơn là ông đừng nhận cái trọng trách kinh khủng là làm đại diện và bênh vực quyền lợi của nước Pháp bên cạnh Triều đình Huế. Cách suy tư của ông Philastre đúng là chỉ để khuyến khích vua Annam nối lại quan hệ chư hầu [!] giữa An Nam và Trung Hoa và chẳng thèm đếm xỉa gì đến hiệp ước 1874. Như vậy chính phủ An Nam vừa kêu cứu nước Pháp đánh dẹp bọn cướp nước người Hoa (tháng 12.1878), lại vừa yêu cầu sự giúp đỡ của hai tổng đốc Lưỡng Quảng cùng trong mục đích đó” (234) . Tất nhiên, về sau, các cố đạo mới viết thành chữ trên báo, theo quan điểm thực dân “tả đạo”, nhưng ngay lúc này, họ đã cam đành cùng nhau thừa nhận tài năng của thượng thư Nguyễn Văn Tường, đối phương của họ, và về tên thực dân Philastre, một tên thực dân ít nhiều còn có ý thức về công lí của nhân loại, đã ảnh hưởng bởi sự tâm công của chánh sứ Lê Tuấn, và nhất là sự tâm công của phó sứ Nguyễn Văn Tường! Lúc này, ông cũng đã nghe chúng nói xa gần về chánh sứ họ Lê, về ông và về tên thực dân Philastre, kẻ còn có trái tim người như thế!
Đó là tiếng nói của những người cùng thời của ông và về sau. Họ đã khẳng định bản lĩnh văn hóa Việt của Nguyễn Văn Tường trong cuộc đấu tranh chính trị, ngoại giao với thực dân Pháp. Chiến công ngoại giao, chính trị này của Nguyễn Văn Tường, trước hết và có ý nghĩa sâu sắc nhất là, trong đó, có chiến thắng văn hóa. Philastre cũng là một nhà ngôn ngữ học, Phương Đông học, Việt Nam học, là một tên thực dân có học vấn và có trái tim nhân bản (trong chừng mức nào đó) (235). Chính Nguyễn Văn Tường đã tâm công, đánh thức lương tri của y bằng văn hóa Việt. Và chính Philastre, tự bản chất, cơ hồ y vẫn là một trí thức Pháp còn chưa bị chủ nghĩa thực dân Pháp và Âu Mỹ làm tha hoá đến mức đáng kinh tởm!
Nguyễn Văn Tường được gọi là vĩ nhân, được tôn xưng là vị bá tước kì vĩ, chính là ở điểm này. Ông tự nghĩ, phải chăng là thế?
Trong sự ngợi ca Nguyễn Văn Tường của Phạm Phú Thứ, ở bài thơ trên, phải chăng có biểu hiện sự chiến bại khá văn hóa, khá nhân bản của trái tim thực dân dẫu sao cũng vẫn còn chất người của Philastre, ở một mức nhất định?
Dẫu sao đi nữa, thượng thư Nguyễn Văn Tường cũng biết, thậm chí hiểu rất sâu sắc, lời ca tụng, ngợi khen trong trường hợp nào đó, với ai đó, là liều thuốc độc bọc đường! Dĩ nhiên, cũng như sắc dụ ban khen của hoàng đế Tự Đức, ở Phạm Phú Thứ, Nguyễn Tư Giản và triều thần, ông hiểu đó là lời ngợi ca của những người hiểu rõ hành trạng ông nhất, họ rất chân thành. Ông cảm động, cảm ơn nhưng vẫn dặn lòng mình cố tỉnh táo.
Thượng thư Nguyễn Văn Tường còn hiểu rất rõ, không chiến thì không thể đàm phán thắng lợi, đánh phải đi đôi với đàm. Đó còn do công lao chỉ huy, yểm trợ và trực tiếp chiến đấu, của thống đốc Hoàng Tá Viêm, tham tán đại thần Tôn Thất Thuyết và “hiệp sĩ phi chính phủ, hành đạo trừ tà” Lưu Vĩnh Phúc:
“Vua bảo quan Viện Cơ mật và Thương bạc rằng: “Điều hay thì không điều nào nhỏ nào là không ghi lấy, huống chi có công lớn. Viêm và Thuyết mùa đông năm ngoái giết được đầu sỏ giặc [Françis Garnier], làm mất khí thế của chúng, Nguyễn Văn Tường nhân đấy dễ làm việc. Văn Tường nói: “Tuy có trở ngại một chút, nhưng thực giúp được nhiều. Đấy là lời bình tâm, không khoe công. Viêm và Thuyết nên [được] phong tước, giả [:trả] lại chức quan””. [Nhà vua] bèn thưởng thụ Hoàng Tá Viêm là hiệp biện đại học sĩ, tấn phong Địch Trung tử [:tử tước với danh hiệu Địch Trung], vẫn sung làm Tam Tuyên quân thứ thống đốc đại thần; Tôn Thất Thuyết làm Binh bộ hữu tham tri, tấn phong là Vệ Chính nam [:nam tước với danh hiệu Vệ Chính], vẫn sung làm tham tán đại thần; đều gia thưởng kim khánh, kim tiền [cho cả hai]” (236).
“Chuẩn cho Lưu Vĩnh Phúc được nhắc bổ làm phó lãnh binh quan quân thứ ấy. Đoàn quân ấy từ quản đội trở xuống, thưởng cho thăng ba trật và thưởng tất cả binh dõng đi trận ấy bạc lạng và tiền (bạc ba trăm bốn mươi lăm [345] lạng, tiền ba ngàn [3.000] quan). [Đó] là [do] xét công đánh trận Cầu Giấy” (237)
.
Đó còn là công lao của đoàn tuỳ tùng luôn sát cánh và cận vệ cho Nguyễn Văn Tường:
“Nguyên khâm sai Nguyễn Văn Tường nghĩ thuộc viên ở Nội các mùa đông năm ngoái, tuỳ phái đi ra Bắc Kì, [nhất] là Nguyễn Đăng Ngoạn (lãnh trước tác), Đoàn Như Bích (lãnh biên tu), trong khi đi làm việc [tỏ ra] đắc lực, [nên] tâu xin nghĩ thưởng. Vua chuẩn cho đều được thực thụ và gia thưởng (Ngoạn một đồng, Bích ba đồng) và thưởng cho lính đi theo tiền lương một tháng, có thứ bậc, để tỏ ý thể tất” (238) .
Dẫu vậy, chẳng hiểu sao, thượng thư Nguyễn Văn Tường vẫn âu lo hậu thế sẽ nguyền rủa ông hoặc bắt chước ông kí kết với giặc ngoại xâm những cưỡng ước đau lòng đến thế! Hãy hiểu cho, thế nước yếu hèn mới phải thế! Hãy hiểu cho, chính những kẻ thần tử, bầy tôi bất tài như ông, không đuổi cổ được Pháp, Y Pha Nho, “tả đạo”, cũng như những tên thực dân da trắng hung hãn khác (Anh, Đức, Nga, Mỹ, Hà Lan, Bỉ…), đang lăm le hất cẳng Pháp để giành chỗ, và cả bọn Tàu đủ màu sắc, dạng thể (Hoa kiều, giặc Cờ, tổng đốc Vân Nam, Lưỡng Quảng…)! Hãy hiểu cho, triều vua Tự Đức và dân tộc ta, cho đến lúc này, phải chống Pháp, “tả đạo” và các nước da trắng thực dân cấu kết với nhau, trong điều kiện nước ta cô độc về ngoại giao, không có được một liên minh hỗ trợ nào! Tình cảnh cô độc, bị li gián ấy, ở nước ta, cũng như ở mọi nước châu Á Tế Á (Asie) khác!

Dĩ thần bất tài,
giảng thuyết chiến hoà
tam quốc sự
Duy quân sở mệnh,
khi khu sơn hải thất niên gian


Bởi kẻ bề tôi bất tài,
nên mới giảng nói việc chiến hòa
của ba nước
Chỉ nhà vua với mệnh lệnh sẵn có,
cam đành dằn xóc chốn núi biển bảy năm


Thượng thư Nguyễn Văn Tường đã bao năm sôi kinh nấu sử, ông hiểu mọi đánh giá đều phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong tương quan lực lượng cụ thể, và phải có tầm nhìn xa rộng ra các nước lân bang đương thời, đồng đại… Trong bối cảnh lịch sử cụ thể như vậy, vua Tự Đức, triều thần và sứ bộ, trong đó có ông, chỉ có thể chiến đấu với thù trong giặc ngoài đến thế! Nếu xét xem, thấy thế nước còn mạnh, có thừa sức lực hay ít ra cũng đủ để đuổi cổ bọn ngoại xâm các loại, trấn áp được những đồng bào cam tâm biến thành ngụy tặc, tay sai của giặc, thì hậu thế hãy nguyền rủa triều Tự Đức, trong đó có ông, cứ nguyền rủa đến muôn đời, bởi đã chấp nhận các cưỡng ước đau lòng đến vậy! Và hãy hiểu cho, với mọi người Đại Nam yêu nước, sáng suốt, “hoà” ước Giáp tuất 1874, không phải không đau lòng, nhưng đó là nỗi đau lòng xen lẫn với sự nhận thức tỉnh táo rằng, đó là một thắng lợi trong bối cảnh lịch sử ấy. Đồng thời, hãy hiểu cho, về phía thực dân Pháp, “tả đạo”, “hoà” ước Giáp tuất 1874, đối với chúng, cũng thắng lợi nhưng cũng đau lòng không kém! Thực dân viễn chinh Pháp cầm súng và đội lốt tôn giáo cầm thập giá không đau xót đến cuồng điên thế nào được trước tổn thất quá lớn của chúng: Tất cả cơ sở hậu thuẫn của chúng, suốt bao nhiêu năm chúng mất bao công sức gầy dựng, tiêm chích “nọc độc”, đã bị lộ mặt, đúng hơn là tự “lật tẩy”: hàng trăm tên ngụy tặc, cỡ như tên ngụy tổng đốc thợ rèn tên Trương, với một vạn hai (12.000) tên “lính bản xứ” Bắc Kì, và hẳn cũng số lượng tương đương như thế ở Nam Đàng Ngoài (Nghệ – Tĩnh là chủ yếu).
“Khi ấy phái viên nước Pháp là Lê Na [Rheinart] dời đến đóng ở Hải Dương (nguyên trước đóng ở Hà Nội) đưa thư xin sao và giao cho [y] án chém của bốn tỉnh (các án từ tháng chạp năm ngoái đến tháng hai [năm Giáp tuất 1874], nhân dân các tỉnh bị chém). Quan ở Viện Cơ mật và Nha Thương bạc tâu nói: “Phái viên nước Pháp chuyên coi việc buôn bán, lại muốn lấn quyền. Xin giữ lẽ bác [bỏ] đi”. Vua khen là phải” (239), (157) .
Cả hai phía đều xem“hoà” ước Giáp tuất 1874 là nỗi đau lòng! Nhưng ở phía nào là nỗi đau lòng chính nghĩa, nỗi đau lòng của công lí dân tộc (cũng là công lí nhân loại) về độc lập dân tộc, về tự do (không bị nô dịch) của nhân dân trước tình trạng công lí ấy bị chà đạp? Ở phía nào là nỗi đau lòng của cuồng vọng tham lam trong tâm địa bọn thực dân kẻ cướp, của lũ ngoại xâm kẻ trộm, theo cách nói của Philastre? Còn nỗi đau lòng ô nhục của bọn phản quốc “tả đạo”, “phù Lê” (hai bộ phận nhân dân ta), ở phía nào? Sự phân biệt về chất, tự nó đã quá rõ ràng.
Tuy vậy, phải thấy rõ: Sự tự “lật tẩy” của tất cả lực lượng phản quốc người Việt Đàng Ngoài, bọn Hán gian, là một thắng lợi lớn của triều đình Đại Nam, cũng là của tuyệt đại bộ phận sĩ dân yêu nước Đại Nam. Và tất nhiên, với cách hiểu ý tại ngôn ngoại, hay đúng hơn là căn cứ vào hiện thực lịch sử bấy giờ, đó cũng là thắng lợi của “hoà” ước Giáp tuất 1874. Việc bọn phản quốc tự “lật tẩy” và sau đó chúng bị án chém (người Việt), bị trục xuất cảnh ngoại (đuổi bọn Hoa kiều bất nhân bất nghĩa về nước) (240), để Đàng Ngoài tiệt sạch bè lũ “thù trong”, chẳng là một thắng lợi, thì còn biết gọi là gì!
Vì thế, có những tên thực dân hậm hực, hận thù, tìm cách xuyên tạc, giễu cợt, mỉa mai về chiến công ngoại giao của sứ bộ, đặc biệt là của sứ thần Nguyễn Văn Tường, như Rheinart, trong bức thư y trình gửi cho tên thống đốc Nam Kì Le Myre de Vilers, vào ngày 30.11.1881 (239), chẳng hạn. Một nỗi hậm hực, hận thù đáng kinh tởm của tâm địa thực dân, dai dẵng đến bảy năm trời (1874 – 1881) và còn sục sôi dai dẳng mãi đến về sau!
“Philastre ra tới Bắc Kì với ý định dứt khoát là lập tức trả lại những thành trì mà Françis Garnier đã chiếm được. Sứ thần Nguyễn Văn Tường chỉ phải mệt nhọc là nhận những thành trì đó từ tay phái viên Pháp. Nhưng khi trở lại Huế, [Nguyễn Văn] Tường đã tuyên bố rằng thành công là nhờ vào tài khéo léo, vào sức thuyết phục của mình, rằng Tự Đức đã chịu ơn khi thâu hồi lại các tỉnh Bắc Kì trong một thời gian đã tưởng là mất. Giả thuyết ấy được người ta tin, và làm cho [Nguyễn Văn] Tường, kể từ năm 1874, trở thành nhân vật ảnh hưởng nhất triều đình Huế. Được coi như con người dũng mãnh đã làm cho Pháp phải nhả Bắc Kì, nay [Nguyễn Văn] Tường cũng được coi như người có khả năng làm cho Pháp nhả nốt Nam Kì” (241) .
Với điều khoản X của “hoà” ước Giáp tuất 1874, nếu Pháp chấp nhận thực thi nghiêm chỉnh, thì triều đình Huế và dân tộc Đại Nam vẫn đã giữ được lòng sĩ dân Nam Kì trước sự nhồi sọ, nô dịch của chúng. Phó sứ Nguyễn Văn Tường đã thao thức, trăn trở:
“Thần trộm nghĩ rằng có người mới có đất, mà thu phục nhân tâm thì chính trị tốt không bằng giáo hóa tốt. Các hạt trong Nam vốn có dựng văn miếu, có thầy dạy, có trường thi, nhưng từ khi hữu sự đến nay bỏ phế đã lâu vậy…
Xin được ưng thuận cho đem lí lẽ tranh biện với nó, đòi hỏi cho ta được trùng tu văn miếu để tiện phụng thờ, cắt đặït giáo chức để rèn luyện học trò và mở trường thi để thu nhiều kẻ học. Dân giáo nếu xin nhập học, ứng thí cũng cho.
Như thế thì cõi bờ dù có mất mát chìm đắm, chính lệnh tuy chưa tới được, nhưng giáo hoá vẫn còn có thể thi hành, lấy đó mà vun trồng đạo lí, kích thích sĩ phu. Chúng nó mới đến, dùng chính sách hà khắc, ta lấy thiện giáo dạy dỗ dân. Tuy mất đất đai nhưng có được lòng người, thì cũng có thể dùng về sau. Vả lại, bên ngoài ta lấy vẻ mặt tươi cười chờ đợi, bên trong lại nghiêm chỉnh tự trị, binh khí, thuyền súng có nhân viên đảm trách, người người tự nỗ lực, tự mưu tính để chờ cơ hội, thì cái hiệu nghiệm lúc xế chiều không phải là muộn vậy”
(Bản tấu ngày mùng mười [10] tháng tám [8] năm Tự Đức thứ hai mươi sáu [26], Quý dậu [1873]) (58).
Ngày 30.11.1881, tên thực dân Rheinart còn viết thư báo cáo (242), với cách nhận định sự thực theo cái nhìn và ý định “thực dân hạng nặng” của y:
“Khi trở thành đứng đầu phe cứng rắn, chính [Nguyễn Văn] Tường đã xúi Tự Đức coi thường hiệp ước năm 1874. Do đó, làm cho mối quan hệ Việt – Pháp suy thoái dần” (242) .
Những gì chất chứa nỗi hậm hực và căm thù dai dẳng ở bọn Pháp về ông, thượng thư Nguyễn Văn Tường đã nghe, đã thấy từ nhiều năm trước, trong những tháng ngày vừa qua, và ngay cả mấy hôm cuối tháng mười, đầu tháng mười một nguyệt lịch năm Giáp tuất (1874) này, đâu phải đợi đến nhiều năm về sau.
Lúc này, thượng thư Nguyễn Văn Tường vẫn đang đọc lại, suy nghĩ về những gì mình đã viết, và ông không thể không ngẫm ngợi về những trực nhận của ông qua dáng điệu, thái độ hằn học làm ra vẻ cao đạo của đối phương, về những lời tiếng phong thanh xuyên tạc không ít ác ý của kẻ thù ngoại xâm…

Hết tệp 8, TRỌN truyện kí thứ 7

Viết đến dòng chữ cuối của truyện kí thứ 7 vào lúc 11 giờ kém 05,
ngày 09.11.2002
(05.10 Nh. ngọ, HB.2).


TRẦN XUÂN AN


(229) VNSL., Nxb. Tân Việt, bản 1964, tr. 514.

(230) HYTPK. & STBCNTNVLS., Nxb. TP.HCM., 1993, tr. 451 – 452. GS. Trần Văn Giàu đánh giá rất “tả” khuynh, cực đoan, thiếu cái nhìn khoa học với quan điểm lịch sử – cụ thể! GS. bất chấp điều kiện hiện thực của giai đoạn lịch sử cụ thể, cứ lấy một hệ tiêu chí chủ quan của bản thân, đồng thời dựa vào thế và lực nửa sau thế kỉ XX (Liên Xô, CHND. Trung Hoa…), để mạt sát quá khứ! Một cách chắc chắn, quan điểm sử học của GS. Trần Văn Giàu là mao-ít (maoisme), duy ý chí, chứ không phải mác-xít – lê-nin-nít (marxisme – léninisme), lại càng không phải hồ-chí-minh-nít (hochiminhisme)! Và xét trên quan điểm tổng thể của cuốn CXL., gắn liền với trường hợp khác, như thể hiện qua cách đánh giá về Nguyễn Trường Tộ chẳng hạn, GS. lại tỏ ra rất chiết trung! Xin xem thêm: Trần Xuân An, Nguyễn Văn Tường, “những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được”, khảo luận và phê bình sử học, bản in vi tính, chưa có điều kiện xuất bản rộng rãi (2002). Trong cuốn sách này, chúng tôi đã có trích dẫn để đối thoại về tác phẩm sử học Chống xâm lăng của GS. Trần Văn Giàu (trong giới hạn đề tài). Kính mong được GS. chỉ dạy thêm.

(231) Thơ Phạm Phú Thứ, bản dịch thơ 1 của Tôn Thất Mạnh Hào, bản dịch thơ 2 của Trần Xuân An.

(232) Câu đối của Nguyễn Văn Tường do nhà thơ Lương An sưu tầm. Xin xem: KVPCĐT. NVT. T. VNVCNTH. & TT., bản in vi tính, 2000 (chưa có điều kiện xuất bản), bài thơ số 44, bản dịch nghĩa của Nguyễn Tôn Nhan và bản dịch vần của Trần Xuân An, tr. 77 – 79.

(233) Tên sách Yoshiharu Tsuboi: NĐNĐDVP. & TH., UB.KHXH. TU. Tp.HCM. xb., 1993.

(234) NNBCĐH., bài “Phái bộ Pháp ở Huế và những phái viên đầu tiên” của linh mục Aldophe Delvaux, tập III, bộ sđd., 1997, tr. 36 – 37. Chúng tôi đã phê phán các bài viết trên NNBCĐH. (BAVH.) của các cố đạo thực dân (cũng như các tên thực dân cầm súng và thống trị khác) trong lời thưa đầu sách của cuốn: Trần Xuân An (biên soạn), Tiểu sử biên niên Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường, bản in vi tính, 2000 (chưa có điều kiện xuất bản rộng rãi).

(235) NĐNĐDVP. &TH., UB.KHXH. TU. Tp.HCM. xb., 1993, tr. 116 – 117.

(236) ĐNTL.CB., tập 33, sđd., 1975, tr. 26 – 27.

(237) ĐNTL.CB., tập 33, sđd., 1975, tr. 27.

(238) ĐNTL.CB., tập 33, sđd., 1975, tr. 25.

(239) ĐNTL.CB., tập 33, sđd., 1975, tr. 54.

(240) CXL., sđd., 2001, tr. 319.

(241) NĐNĐDVP. & TH., UB.KHXH. TU. Tp.HCM. xb., 1993, tr. 269.

(242) NĐNĐDVP. & TH., UB.KHXH. TU. Tp.HCM. xb., 1993, tr. 270.



Soạn xong phần chú thích
lúc 09 giờ 25 phút, ngày 14.11.2002
(10.10 Nh. ngọ, HB.2).

TRẦN XUÂN AN

HẾT TỆP 8
(PHÂN ĐOẠN 8)
trọn TRUYỆN KÍ THỨ 7 (gồm 8 tệp)
thuộc tập II bộ sách “PCĐT. NVT.”

Xin xem tiếp TỆP 9
(phân đoạn 1 truyện kí thứ 8)
thuộc tập II bộ sách “PCĐT. NVT.”
& các tệp kế tiếp
trên Tạp chí điện tử Giao Điểm


Ghi chú về tác giả:
Trần Xuân An
(có bài kí bút danh: Trần Ngôn Sử)
Sinh ngày 10. 11. 1956 tại Huế;
Nhân tộc: Kinh (Việt Nam);
Quê gốc: Quảng Trị;
Tốt nghiệp khoa ngữ văn Việt ĐHSP. Huế (1974 – 1978);
Dạy học tại Lâm Đồng, 1978 – 1983;
Hiện nay, chuyên sáng tác, nghiên cứu
(Hội viên Hội Nhà văn TP. HCM.).

1971, cùng bạn bè chủ trương tập san Đất Vàng, trong giới học sinh ở Tam Kỳ (Quảng Nam – Đà Nẵng), với bút hiệu Huyên Đình (Người Mẹ).
1973, “Tiếng chuông xưa” , bài thơ lãng mạn đầu tiên in trên Tuổi Ngọc.
1975, được tặng thưởng “Một trong mười bài thơ hay nhất trong năm” của báo Văn nghệ Giải phóng.
1991, giải Sáng tạo trẻ, Hội VHNT. Quảng Trị.

DANH MỤC
TÁC PHẨM, SOẠN PHẨM, BIÊN KHẢO
CỦA TÁC GIẢ
(tính đến 2005)

Tác phẩm đã xuất bản và đã đăng kí bản quyền tại Cục bản quyền tác giả văn học nghệ thuật Việt Nam:

1. Nắng và mưa, thơ, Hội VHNT. Quảng Trị, 1991.
http://www.giaodiem.com tháng 7-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm
2. Hát chiêu hồn mình, thơ, Nxb. Đồng Nai, 1992.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananthitap2.blogspot.com/
3. Tôi vẫn ở trên đường, thơ, Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1993.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananthitap3.blogspot.com/
4. Lặng lẽ ở phố, thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuanantthitap4.blogspot.com/
5. Kẻ bị ném vào bão, thơ, Nxb. Trẻ, 1995.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananthitap5.blogspot.com/
6. Hát với đời ơi thương mến, thơ, Nxb. Trẻ, 1996.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananthitap6.blogspot.com/
7. Quê nhà yêu dấu, trường ca thơ, Nxb. Văn Nghệ Tp. HCM., 1998.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuanantruongcatho7.blogspot.com/
8. Có một nơi lá mãi xanh, tiểu thuyết, Nxb. Hội Nhà văn, 1999.
http://www.giaodiem.com tháng 7-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm
9. Ngôi trường tháng giêng, tiểu thuyết, 1998, Nxb. Thanh Niên, 2003.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuananngoitruongthgieng.blogspot.com/
10. Sen đỏ, bài thơ hoà bình, tiểu thuyết, 1999, Nxb. Thanh Niên, 2003.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuanansendobthhbinh.blogspot.com/
11. Phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), truyện – sử kí – khảo cứu tư liệu lịch sử, trọn bộ 4 tập, 2002 – 2003; Nxb. Văn Nghệ TP. HCM.
http://www.giaodiem.com tháng 11-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_index.htm
Blogger tháng 12-2005
http://tranxuananpcdtnvt1a.blogspot.com/ & … 2a … 2b …
12. Ngẫu hứng đọc thơ, phê bình thơ, 2003; NXB. Văn Nghệ TP. HCM., 2005
http://www.giaodiem.com tháng 7-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm

Tác phẩm đã hoàn tất bản thảo:

13. Mùa hè bên sông (Nỗi đau hậu chiến), tiểu thuyết, 1997; hai bản đã sửa chữa và bổ sung, 2001 (lần hai) và 2003 (lần ba).
Website Giao Điểm:
http://www.giaodiem.com tháng 6-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_index.htm
14. Thơ những mùa hương, thơ.
Blogger tháng 11-2005
http://tranxuanantthitap9.blogspot.com/
http://tranxuananthitap9.blogspot.com/
15. Giọt mực, cánh đồng và vở kịch điên, thơ.
http://www.giaodiem.com tháng 9-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm
16. Nước mắt có vị ngọt, tập truyện ngắn, 1999.
http://www.giaodiem.com tháng 10-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1005_index.htm

Soạn phẩm biên khảo đã hoàn tất bản thảo:

17. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), thơ – Vài nét về con người, tâm hồn và tư tưởng (biên soạn – nghiên cứu, phản bác, và tập hợp một số bản dịch, bài khảo luận văn học và sử học về NVT.), 2000 & 2003.
http://www.giaodiem.com tháng 8-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/805_index.htm
18. Tiểu sử biên niên Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường – “kẻ thù lớn nhất của chủ nghĩa thực dân Pháp” (từ Đại Nam thực lục, rút gọn), dạng niên biểu, sách dẫn chi tiết, phần I, 2001.
19. Những trang Đại Nam thực lục về Kì Vĩ phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886) và các sự kiện thời kì đầu chống thực dân Pháp… (Quốc sử quán triều Nguyễn, Tổ Phiên dịch Viện Sử học VN.), chọn lọc, phần II, 2001.
20. Nguyễn Văn Tường (1824 – 1886), “những người trung nghĩa từ xưa, tưởng không hơn được”, khảo luận và phê bình sử học, 2002 & 2003. Website Giao Điểm:
http://www.giaodiem.com
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/505_index.htm
21. Suy nghĩ về một số vấn đề trong lịch sử cổ đại nước ta, khảo luận, 7.2004.
http://www.giaodiem.com tháng 9-2005
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm

Địa chỉ:
71B Phạm Văn Hai,
Phường 3, quận Tân Bình
(cửa hiệu PHAN HUYÊN)
TP. HCM.
ĐT.: 08.8453955
& 0908 803 908
Email: tranxuanan_vn@yahoo.com


TRÂN TRỌNG KÍNH MỜI TRUY CẬP THÊM
CÁC ĐỊA CHỈ WEBs / BLOGs
(bấm vào các đường LINKs sau đây):

I. THƠ : _________________________
________________________________________________

http://tranxuanantthitap1.blogspot.com/
http://tranxuananthitap2.blogspot.com/
http://tranxuananthitap3.blogspot.com/
http://tranxuanantthitap4.blogspot.com/
http://tranxuananthitap5.blogspot.com/
http://tranxuananthitap6.blogspot.com/
http://tranxuanantruongcatho7.blogspot.com/
http://tranxuananthitap9.blogspot.com/
http://tranxuanantthitap9.blogspot.com/

II. TIỂU THUYẾT : _________________
________________________________________________

http://tranxuananngoitruongthgieng.blogspot.com/
http://tranxuanansendobthhbinh.blogspot.com/
http://tranxuanancmnlamaixanh.blogspot.com/
http://tranxuanancmnlamaix2.blogspot.com/

III. PHÊ BÌNH – TIỂU LUẬN : ________
________________________________________________

http://tacphamtranxuanangiaodiem.blogspot.com/
http://tranxuanantieuluan.blogspot.com/
http://tranxuanantieuluan9b.blogspot.com/
http://tranxuananbinhtho.blogspot.com/

IV. TRUYỆN – SỬ KÍ –
KHẢO CỨU TƯ LIỆU LỊCH SỬ :
____________
________________________________________________

http://tranxuananpcdtnvt1a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt2a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt2b.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt3a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt3b.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt4a.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt4b.blogspot.com/
http://tranxuananpcdtnvt4c.blogspot.com/

V. TRANG PHỤ : PHẢN HỒI : ĐỒNG CẢM – TRAO ĐỔI – LÀM RÕ & ĐÍNH CHÍNH _____________
_________________________________________

http://tranxuanan-trphu.blogspot.com/



HOẶC CÓ THỂ BẤM VÀO DÒNG CHỮ
VIEW MY COMPLETE PROFILE
Ở BẢNG ABOUT ME
ĐỂ TỪ NHỮNG ĐƯỜNG LINKs TẠI ĐÓ,
ĐỌC NHỮNG TÁC PHẨM KHÁC CỦA TÁC GIẢ
TRÊN WEBs / BLOGGER.


NGOÀI RA, CÓ THỂ TRUY CẬP THÊM
CÁC TÁC PHẨM SÁNG TÁC, KHẢO LUẬN, BIÊN SOẠN
CỦA TÁC GIẢ
TRÊN TẠP CHÍ ĐIỆN TỬ GIAO ĐIỂM
(xin bấm vào các đường LINKs sau đây):

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/505_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/605_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/705_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/805_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_III05/905_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1005_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_index.htm
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1205_index.htm

http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_IV05/1105_txa-ky-content.htm


Trân trọng và cảm ơn.
Tác giả,
Trần Xuân An

0 Comments:

Post a Comment

<< Home